Nhiều bậc cha mẹ ở Trung Quốc hiện nay áp dụng phương pháp khuyến khích con dậy sớm và đọc thành tiếng các loại sách mà con cảm thấy hứng thú. Thời gian đọc không dài chỉ khoảng 10 phút mỗi sáng. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực chất mang lại lợi ích không tưởng.
Nhiều bậc cha mẹ ở Trung Quốc hiện nay áp dụng phương pháp khuyến khích con dậy sớm và đọc thành tiếng các loại sách mà con cảm thấy hứng thú. Thời gian đọc không dài chỉ khoảng 10 phút mỗi sáng. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực chất mang lại lợi ích không tưởng.
Vị phụ huynh trên cũng cho biết, thói quen đọc sách buổi sáng của trẻ nên được hình thành càng sớm càng tốt. Tốt nhất nên rèn luyện thói quen này cho trẻ ngay từ khi học tiểu học. Để tạo cho con niềm thích thú với sách, nên áp dụng những phương pháp sau:
Khi còn trong bụng mẹ, cha mẹ có thể đọc sách thành tiếng cho con nghe. Bằng cách này, đứa trẻ sẽ rất nhạy với âm thanh mà cha mẹ nó đọc sau khi chào đời. Dần dần đứa trẻ sẽ thích nghe âm thanh đọc sách.
Sau khi chào đời, phụ huynh nhất định phải duy trì thói quen đọc sách cho con mình nghe hàng ngày. Để âm thanh đọc sách từ từ đi vào đầu em bé một cách tự nhiên và kích thích hứng thú đọc sách của bé.
Khi con đã có thể nhìn tranh và mô tả sự vật trong tranh, hãy khuyến khích và truyền cảm hứng cho con làm điều này nhiều hơn. Mắt, tai, miệng sẽ dần dần phối hợp nhịp nhàng, tăng hứng thú để con kể nhiều câu chuyện hơn.
Khi con có thể đọc sách cùng bố mẹ, phụ huynh hãy dành một ít thời gian mỗi ngày (khoảng 15 phút) để cùng con mình đọc sách thành tiếng. Điều này không chỉ nâng cao kỹ năng đọc, mà còn thúc đẩy mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trở nên thân thiết hơn.
Đọc sách thôi chưa đủ, phụ huynh cần tạo thói quen đọc thành tiếng để tăng khả năng cảm ngữ tốt hơn. Khi trẻ đọc thành tiếng, cha mẹ nên yêu cầu con không nhìn xung quanh, không lơ đãng, tập trung vào sách, đọc to rõ và đọc nghiêm túc văn bản. Tuyệt đối không bỏ sót từ.
Để con phát triển cùng với âm thanh của tiếng đọc, sẽ hình thành thói quen thích sách và thích đọc cho trẻ. Trong quá trình đọc, khả năng phối hợp mắt, tai và miệng của trẻ sẽ phối hợp với nhau, rèn luyện khả năng tập trung.
Đọc sách thành tiếng giúp tăng khả năng tập trung. Ảnh minh họa
Sách dành cho trẻ cần mang tính lành mạnh và tích cực. Tốt nhất cha mẹ nên chọn một số tác phẩm truyện kinh điển có lối kể chuyện duyên dáng, hấp dẫn. Đồng thời, sách cho trẻ đọc cần phải truyền tải một thông điệp tích cực hoặc chứa đựng bài học cuộc sống nhân văn.
Ví dụ, có thể sử dụng những bài thơ hay, văn xuôi, bài văn cổ, hoặc những đoạn văn kinh điển trong các tác phẩm văn học, cho trẻ đọc thành tiếng. Điều này không chỉ giúp trẻ có nhận thức sâu sắc, mà còn học được nhiều kiến thức mới một cách tự nhiên.
Phương pháp này cần được duy trì thực hiện mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời, không nên ép buộc một cách gay gắt, tiêu cực, mà cần tạo cho con niềm yêu thích đọc sách một cách tự nhiên mới có thể mang lại hiệu quả.
Trong cuốn sách về nhai đúng cách được xuất bản vào năm 1926, tác giả- bác sĩ Leonard Williams đã lưu ý dạ dày luôn đòi hỏi thức ăn "phải được nghiền nhỏ " và "chìm ngập trong nước bọt". Mọi người nên nhai thức ăn đúng cách. Theo đó, Mỗi lần đưa thức ăn vào miệng, bạn hãy nhai từ 15 - 32 lần tùy thuộc vào từng loại thực phẩm. Nếu các món ăn mềm không cần phải nhai quá lâu, tuy nhiên, với rau quả tươi và thịt, bạn cần phải nhai kỹ hơn. Nếu không, thức ăn sẽ không được tiêu hoá hoàn toàn.
Phần lớn thành phần trong thức ăn của chúng ta là cacbonhydrat. Khi nhai nhỏ thức ăn được trộn với nước bọt và tuyến nước bọt sẽ tiết ra enzim tiêu hoá thức ăn. Các enzim này phân giải Cacbonhydrat thành đường gloco đơn và biến gluco đơn thành glucoza. Các enzim tiêu hóa thức ăn chỉ có ở nước bọt mà không có ở dạ dày. Nếu ta không nhai kỹ thức ăn ở miệng, các men tiêu hóa không thẩm thấu được vào ngũ cốc và làm nó khó chuyển hóa được thành glucoza. Khi thức ăn xuống dạ dày, vì dạ dày không có men tiêu hóa nên sẽ gây ra đầy bụng, khó chịu, ợ hơi. Tuyến tụy có sinh ra vài men tiêu hóa nhưng không đủ để phân giải hết thức ăn.
Việc nhai kỹ thức ăn của chúng ta có tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hoá vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày và ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tiết ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.
Con người có 3 cặp tuyến nước bọt nghĩa là có tất cả 6 tuyến nước bọt. Các thức ăn khác nhau cùng các mùi vị khác nhau thu hút việc tiết nước bọt từ các tuyến khác nhau. Hai tuyến nước bọt mang tai thì to và tiết nước bọt nhiều nhất, khi ta sử dụng hàm nhai nhiều lần, sẽ kích thích chúng tiết ra nhiều nước bọt có tyalin và parotin. Tyalin (men nước bọt) để tiêu hóa carbonhydrat (dạ dày không tiêu hóa được carbonhydrat). Parotin giúp hoạt hóa trao đổi chất của tế bào, giúp mô và cơ quan được phục hồi.
Mỗi miếng ăn có 3 mùi vị: vị đầu, vị giữa, vị cuối. Nhưng nếu nhai qua loa sẽ rất khó nhận ra các hương vị này. Hương vị cuối cùng là hương vị đích thực của món ăn. Có nhiều thức ăn ban đầu thì thấy rất ngon nhưng nhai kỹ lại chẳng thấy có mùi vị gì cả.
Khi ăn tuyến mang tai sẽ tiết ra một kích thích tố gọi là parotin. Nhai kỹ làm đổi mới cơ thể, bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng. Hơn nữa parotin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T bảo vệ cơ thể chống nhiếm trùng. Nếu ăn không nhai hoặc nhai dối, parotin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị huỷ hoại.
Nước miếng có tính giải độc và sát trùng cho răng, miệng, nhai cũng là cách thể dục răng, miệng. Sự nhai kỹ làm sẽ làm tăng sự chắc chắn cho bộ răng và hàm. Do răng là công cụ quan trọng để nhai nên một hàm răng khoẻ là cơ sở để có một sức khoẻ và trường sinh. Hãy giữ gìn hàm răng chắc khoẻ suốt đời. Duy trì sức khoẻ của bộ răng là duy trì sức khoẻ của đời người. Hàm răng và lợi chắc khoẻ không chỉ nhờ việc luyện tập mà còn nhờ nước bọt tạo ra các loại hormone đặc biệt giúp cho răng chắc.
Có thể bạn không tin nhưng chính nhờ việc nhai thức ăn, khí huyết trong đầu được kích thích lưu thông và do đó, não hoạt động hữu hiệu hơn.Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm điều hoà dinh dưỡng và các hoạt động của các tạng phủ, các tuyến nội tiết, sự co giãn của các mạch máu, nhịp tim… và quan trọng hơn hết là tăng cường tiềm thức và tư duy sâu thẳm của con người.Ngồi nhai chậm rãi yên hoà cũng là dịp để con người nghỉ ngơi thanh thản và tập tính kiên nhẫn điềm đạm. Khi ăn nhớ ngồi thẳng lưng để hoạt động nhai và tiêu hoá thức ăn được suôn sẻ. Và khi nhai nhớ ngậm miệng chặt lại để khỏi thất thoát khí lực và nhai thành vòng xoắn ốc qua lại để thức ăn trộn đều với nước miếng. Nhai khoảng 50 lần trở lên đến khi thành nước mới nuốt. Và nên nhai riêng từng món vì mỗi loại thức ăn đều có giá trị Âm Dương khác nhau.
Miệng của chúng ta được cấu tạo để điều chỉnh lượng nước cho mọi thức ăn. Nếu lượng nước của các thức ăn không bằng nhau, thức ăn sẽ gây bất lợi cho dạ dày và ruột. Ngũ cốc nấu chín chứa 70% nước nên chúng ít gây ra các phiền phức cho việc tiêu hoá. Trong khi đó thịt chỉ có 45% nước do đó chúng ta phải điều chỉnh thêm 25% nước nữa dưới dạng nước bọt… Lượng nước bao nhiêu là đủ cho từng loại thức ăn thì chỉ có cổ họng mới xác định được và chỉ có nước bọt mới giúp đỡ được chuyện này.