Thêm bài hát vào playlist thành công
Thêm bài hát vào playlist thành công
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Đức Sơn (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) hỏi: Sắp tới gia đình tôi có dự định đi nước ngoài để thăm người thân. Gia đình tôi có một bé 7 tuổi và một bé 8 tuổi. Vậy tôi có bắt buộc làm hộ chiếu cho hai bé trước khi ra nước ngoài không?
Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thái Hà trả lời: Tại Điều 33 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của Công dân Việt Nam 2019 quy định điều kiện để công dân Việt Nam được xuất cảnh gồm:
Thứ nhất, có giấy tờ xuất nhập cảnh (Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành) còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; Đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên.
Thứ hai, có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực. Cuối cùng là không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định trên phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Căn cứ vào Điều 1 của Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, trẻ em khi xuất cảnh thì yêu cầu phải có hộ chiếu và người đại diện hợp pháp đi cùng.
Quy chiếu vào trường hợp của bạn thì gia đình bạn muốn đưa 2 cháu ra nước ngoài để thăm người thân thì ngoài việc phải có người đại diện hợp pháp đi cùng thì hai cháu cũng buộc phải có hộ chiếu theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin cấp hộ chiếu đối với người chưa đủ 14 tuổi gồm: 1 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định. Tờ khai do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Công an phường/xã/thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú; 2 ảnh cỡ 4x6 centimet, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép); Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu.
Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó là bản chụp chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 3h sáng ngày 1/2, người đi đường phát hiện có lửa cháy tại ngôi nhà ở tại thôn 2 (xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo) do chị P.T.X (43 tuổi, quê quán tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) thuê. Mọi người hô hoán và cùng lực lượng công an xã tích cực chữa cháy. Tuy nhiên ngọn lửa cháy quá to, lan ra toàn bộ diện tích nhà. Do việc tiếp cận vào trong gặp khó khăn, công an viên xã Cổ Am đã thông tin cho lực lượng PCCC hỗ trợ.
Ngay khi nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an TP Hải Phòng), Trung tâm 114 đã điều động 2 xe chữa cháy của Công an huyện Vĩnh Bảo, 1 xe của Công an huyện Tiên Lãng đến hiện trường. Lực lượng chữa cháy phải phá cửa để xác định vị trí người bị nạn và tổ chức chữa cháy. Đến khoảng gần 4h cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Vụ hỏa hoạn khiến 3 người thiệt mạng là chị P.T.X cùng hai con là cháu N.H.T.Đ (8 tuổi) và cháu N.P.N.D (6 tuổi). Riêng cháu N.P.T.T (16 tuổi, con chị P.T.X) thoát nạn ra ngoài theo cửa sau của ngôi nhà nhưng bị bỏng nhiều ở mặt và đầu.
Theo thông tin ban đầu, chị X. cùng chồng là anh N.H.D (42 tuổi, quê An Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) và 3 con nhỏ thuê nhà của ông Hoàng Đình Tĩu từ năm 2019 để bán cháo.
Anh D. may mắn thoát nạn do ra khỏi nhà đi chở thịt lợn thuê bằng xe ôtô tải của chủ ở Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) lúc 1h30 sáng cùng ngày.
Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.
Tôi hiện ở Đức trên 10 năm và có Hộ chiếu "unbefristet" (vô thời hạn). Bạn gái tôi hiện chưa có giấy tờ nhưng đang mang bầu đứa bé chung của hai chúng tôi. Vậy xin hỏi, khi con tôi sinh ra sẽ mang quốc tịch gì và bạn gái tôi có quyền ở lại Đức hay không?
Kể từ 01.01.2000 , tất cả trẻ em người nước ngoài sinh ra tại Đức sẽ tự động có quốc tịch Đức không phụ thuộc vào bố mẹ có quốc tịch nước nào khi có đầy đủ hai điều kiện như sau (Theo quy định sinh con của người nước ngoài tại Đức (Geburtsprinzip)):
Theo quy định trên, bạn gái Anh sinh con tại Đức, con Anh Chị sẽ có quốc tịch Đức và quốc tịch Việt Nam.