Luật Hồng Đức Ra Đời Vào Thời Kỳ

Luật Hồng Đức Ra Đời Vào Thời Kỳ

Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:

Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:

Câu hỏi: Pháp luật ra đời khi nào?

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Nguồn gốc của pháp luật được xem xét dưới 02 góc độ là theo quan niệm chung của xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

+ Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo.

+ Khi xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời,  cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buột chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.

=> Do đó những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.

Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật; Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra – Án lệ; Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.

+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng cũng như Nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội.

+ Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:

+ Trong xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giái… Là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.

=> Nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo… không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trọ đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

Do đó, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.

=> Tựu chung lại cả hai quan điểm đều thống nhất sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Do đó đáp án C là đáp án chính xác. Các quan điểm khẳng định còn lại là các khẳng định sai và chưa đúng về nguồn gốc của pháp luật.

Như vậy, Pháp luật ra đời khi nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết sẽ giúp các em học sinh nắm được những khái niệm, nội dung và bản chất của pháp luật phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi khác nhau nếu gặp phải.

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu trưng thể hiện chủ quyền và bản sắc của riêng mình. Quốc kỳ nền đỏ sao vàng rực rỡ, tươi thắm, xứng đáng là một biểu tượng đặc biệt, thiêng liêng, cao quý và đầy tự hào của nước Việt Nam.

Từ đầu những năm 1930, trong các cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam, đã thấy xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm. Cuối năm 1940, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp và phátxít Nhật diễn ra mạnh mẽ tại các tỉnh miền Nam. Từ ngày 21 đến 23/9/1940, Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ tiến hành họp mở rộng, bàn kế hoạch khởi nghĩa. Trước lúc khởi nghĩa, một vấn đề quan trọng đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Cuộc họp Xứ ủy Nam Kỳ quyết định phát động khởi nghĩa vào ngày 23/11/1940 và thực hiện di huấn của Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ thực dân đế quốc sẽ thành lập nước Việt Nam cộng hòa dân chủ và Quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, là một chiến sĩ cách mạng nhiệt tình và tài hoa) được trao nhiệm vụ sáng tác mẫu cờ. Sau nhiều ngày suy nghĩ, miệt mài phác thảo, đồng chí Tiến đã hoàn thành sứ mệnh đặc biệt này: Tạo ra lá cờ hình chữ nhật có ngôi sao vàng 5 cánh nằm giữa nền đỏ tươi. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính bằng 1/5 chiều dài lá cờ (tức bằng 3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình thập giác thể hiện ngôi sao đều nằm trên đường tròn đồng tâm mà bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ (như vậy, mẫu ngôi sao này hơi khác - đầy đặn hơn - ngôi sao trên Quốc kỳ Việt Nam hiện nay). Nguyễn Hữu Tiến cũng sáng tác một bài thơ đầy tâm huyết về lá cờ:

Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc

Nền cờ thắm máu đào vì đất nước

Đứng lên mau hồn nước gọi  ta rồi

Hỡi sĩ - công - nông - thương - binh

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

Ban lãnh đạo khởi nghĩa khi đó là Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai... rất tâm đắc và đã chuẩn y mẫu cờ trên. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp với biểu tượng cờ đỏ sao vàng, làm lao đao chính quyền đô hộ. Chúng đàn áp khốc liệt. Hàng ngàn người bị bắt, tra tấn và giết hại. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã anh dũng hy sinh trước họng súng quân thù ngày 28/8/1941 cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai... Trước lúc ngã xuống, đồng chí đã kịp gửi lại một bài thơ động viên đồng bào, chiến sĩ, với những câu tràn trề tinh thần lạc quan cách mạng:

... Anh em đi trọn con đường nhé

Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai...

Trung tuần tháng 5/1941, tại rừng Khuổi Nậm thuộc Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Tháng 9/1941, văn kiện Chương trình Việt Minh được soạn thảo, trong đoạn mở đầu ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đây được coi là văn bản đầu tiên chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã thống nhất quyết định Quốc kỳ Việt Nam là nền đỏ, ở giữa có một sao vàng năm cánh.

Quốc kỳ nền đỏ sao vàng rực rỡ, tươi thắm trong các sự kiện

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, đỏ rực cả Quảng trường. Ngày 5/9/1945, Bác ký Sắc lệnh số 5-SL ấn định Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946, Bác phát biểu khẳng định: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca…”, toàn thể đại biểu Quốc hội đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước ta. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam thông qua cuối năm 1946 cũng quy định rõ: “Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, đổi Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công nhận Quốc kỳ Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều chính thức hóa, cụ thể hóa mô hình Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bùng lên giả thuyết đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (1901-1941) không phải là tác giả cờ đỏ sao vàng, mà người ấy là đồng chí Lê Quang Sô (1894-1978). Theo đó, được sự phân công của Tỉnh ủy Mỹ Tho (nay là Tỉnh ủy Tiền Giang), từ đầu năm 1940, đồng chí Lê Quang Sô đã tìm kiếm, phác thảo nhiều mẫu quốc kỳ và đến tháng 4/1940 chọn vẽ mẫu nền đỏ sao vàng. Tháng 7/1940, hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ đã phê duyệt mẫu nền đỏ sao vàng và lấy đó làm lá cờ chính thức trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11/1940… Cùng với ảnh hưởng của giả thuyết này, trong Công văn số 1393/VHTT-BTCM mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lưu Trần Tiêu ký ngày 18/4/2001 cũng ghi rõ: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”. Dù vậy, đến nay, tranh luận về tác giả vẽ Quốc kỳ vẫn chưa ngã ngũ, nhưng quan điểm “đồng chí Nguyễn Hữu Tiến chính là tác giả vẽ Quốc kỳ” vẫn được đông người ủng hộ hơn.

Về ý nghĩa hình thức Quốc kỳ, nền đỏ tươi tượng trưng cho màu máu đỏ, màu nhiệt huyết cách mạng, màu sinh lực và chiến đấu, chiến thắng; sắc vàng tươi của ngôi sao tượng trưng cho màu da vàng, cho sự rạng rỡ của linh hồn dân tộc Việt Nam; 5 cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân (sĩ, công, nông, thương, binh) trong sự nghiệp dựng, giữ và phát triển đất nước. Về định dạng hình thức Quốc kỳ, nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, hình chữ nhật với chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh màu vàng tươi; tâm ngôi sao trùng với điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ; khoảng cách từ tâm ngôi sao đến đầu mỗi cánh sao bằng một phần năm chiều dài Quốc kỳ; một cánh sao có trục từ đỉnh vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ; từ đầu mỗi cánh sao đến đầu cánh sao đối diện (cách 1 cánh) là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu; hai mặt Quốc kỳ đều có sao vàng trùng khít nhau. Hiến pháp năm 2013 hiện hành tiếp tục khẳng định và chính thức hóa mô hình Quốc kỳ Việt Nam bằng quy định tại Khoản 1 Điều 13: “Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”./.

Dù vậy, trên thực tế, khi có những vướng mắc liên quan đến pháp luật, người dân luôn có tâm lý sợ, ngại và lúng túng. Đặc điểm văn hóa này được hình thành do nhiều yếu tố, nhưng không thể phủ nhận, nhiều người trong chúng ta ngại học, ngại tìm hiểu, dẫn đến không hiểu và không muốn dùng đến luật pháp.

Cảm giác sợ liên quan đến pháp luật là hiện tượng tâm lý có thật. Chỉ đơn cử như những vấn đề bình thường trong cuộc sống mà cơ quan chức năng có nhiệm vụ kiểm tra, duy trì, thực thi thì thay vì coi việc đó là cần thiết, nhiều người trong chúng ta chưa biết đúng, sai đã vội vàng xin xỏ, nhờ vả, thậm chí hối lộ lực lượng chức năng. Khá phổ biến tình trạng người dân bị kẻ xấu giả danh lực lượng chức năng lừa đảo một cách lãng xẹt. Nhẹ thì cung cấp thông tin cá nhân, nguy hại hơn thì cung cấp các thông tin liên quan đến bí mật của mình, điển hình như thực hiện ngay một giao dịch gửi tiền, chuyển tiền cho kẻ xấu... Trong khi với những vụ việc này, thay vì bình tĩnh xác minh xem đối tượng đòi hỏi các thông tin ấy là ai, việc làm ấy có đúng pháp luật hay không... thì nhiều người đã răm rắp thực hiện ngay theo yêu cầu của kẻ xấu.

Vấn đề lựa chọn "kênh" pháp lý để giải quyết các tranh chấp phần lớn người dân chưa quen. Bởi thế, thay vì dùng đến pháp luật, nhiều người đã chọn cách tự xử lý, tự giải quyết một cách trái pháp luật. Thậm chí, tình trạng “tự xử” bạo lực kiểu “luật rừng” thay cho luật pháp rất đáng lo ngại. Suy nghĩ cho rằng “vô phúc đáo tụng đình” vẫn còn phổ biến với người dân; và họ luôn nhìn nó với con mắt săm soi hơn là thái độ ủng hộ. Điều này có thể nhìn nhận rằng, tâm lý cố kết cộng đồng, văn hóa dòng họ, làng xã đã hình thành nên văn hóa của chúng ta. Điều này là vốn quý nhưng nó cũng dễ tạo ra sự cam chịu, chấp nhận thua thiệt, “dĩ hòa vi quý”. Văn hóa đó cũng khiến nhiều người ngại va chạm, ngại đấu tranh và đáng tiếc nhất là không biết sử dụng đến pháp luật là cách thức bảo vệ mình. Không chỉ cho rằng “vô phúc đáo tụng đình” mà quan niệm “được vạ thì má sưng”, “con kiến kiện củ khoai”... cũng trở nên phổ biến. Vì thế, nó càng đẩy người dân xa pháp luật, thiếu kiến thức pháp luật, thiếu niềm tin, thiếu tôn trọng pháp luật; hậu quả là dễ có hành vi chệch khỏi chuẩn mực pháp lý. Trong một xã hội văn minh, trọng tình là vốn quý nhưng điều quan trọng nhất là mọi người phải hành xử theo pháp luật.

Đành rằng pháp luật là khô và khó, nhưng nó là công cụ quan trọng nhất để duy trì, vận hành trật tự xã hội. Khó thì không có cách nào khác là phải làm quen, phải tìm hiểu, phải học. Mà việc đầu tiên là phải bỏ qua được rào cản tâm lý ngại, thờ ơ, duy tình thay vì duy lý. Ngoài tính bắt buộc thì nó cũng là nhu cầu chính đáng để người dân tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Quá trình xây dựng, ban hành hệ thống luật pháp là vô cùng quan trọng, đặc biệt cần thiết. Nhưng một vấn đề cũng quan trọng không kém đó là đưa luật vào đời sống xã hội. Nó đòi hỏi sự đồng bộ từ giải thích luật, hướng dẫn luật, phổ biến và thực thi pháp luật. Đây là vấn đề còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. Luật phải đi vào đời sống mới có giá trị để xây dựng ý thức, văn hóa pháp luật. Chỉ khi pháp luật được thực thi nghiêm túc, chuẩn mực, đúng đắn thì xã hội mới thượng tôn pháp luật.

Chúng ta cần tiếp tục quan tâm, triển khai giảng dạy, tuyên truyền pháp luật một cách hệ thống đến mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Tùy vào từng cấp học nhưng pháp luật cần được giáo dục, giảng dạy phổ biến trong các nhà trường. Mọi người dân, dù ở lĩnh vực nào, điều kiện ra sao cũng phải được thường xuyên tiếp cận, phổ biến những kiến thức này. Nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp thông qua tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân luôn là thiết yếu trong xã hội. Mỗi chúng ta cần phải học luật để hành động theo luật.