Xét tuyển thẳng IELTS đã trở thành phương thức phổ biến đối với hầu hết các trường Đại học Top đầu Việt Nam, đặc biệt là Đại học Kinh tế Quốc Dân. Thí sinh sẽ có nhiều ưu thế & cơ hội trúng tuyển vào trường Đại học hơn khi sở hữu chứng chỉ IELTS.
Xét tuyển thẳng IELTS đã trở thành phương thức phổ biến đối với hầu hết các trường Đại học Top đầu Việt Nam, đặc biệt là Đại học Kinh tế Quốc Dân. Thí sinh sẽ có nhiều ưu thế & cơ hội trúng tuyển vào trường Đại học hơn khi sở hữu chứng chỉ IELTS.
Dựa vào đề án tuyển sinh của đại học Kinh tế quốc dân trong 2024, có 2 nhóm đối tượng chính áp dụng phương thức xét tuyển IELTS là đối tượng 3 và đối tượng 4. Các bạn cùng tiếp túc theo dõi phía sau nhé
Tìm hiểu thêm: Danh sách các trường đại học tuyển thẳng IELTS 2024 mới nhất
Ngoài lợi ích được miễn thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tăng khả năng tuyển thẳng vào các trường đại học trong nước, thí sinh có thể tìm hiểu một số ưu điểm sau đây khi có ý định nộp hồ sơ xét tuyển bằng IELTS vào trường Đại học Kinh tế Quốc Dân nói riêng và các trường Đại học Top đầu tại Việt Nam nói chung.
Ưu điểm 1: Miễn thi tiếng Anh đầu vào:
Khi có chứng chỉ IELTS, thí sinh sẽ được miễn thi đầu vào tiếng Anh khi xin học tại các trường đại học top đầu trong nước hay các trường cao đẳng và các chương trình đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài.
Điều này giúp thí sinh tiết kiệm tối đa thời gian & chi phí, dành nhiều thời gian hơn để đầu tư vào những môn chuyên ngành khác và được sắp xếp theo học các lớp tiếng Anh phù hợp với trình độ của mình mà không cần phải tham gia test trình độ Anh ngữ đầu vào.
Ưu điểm 2: Thuận lợi khi học các chương trình học sử dụng tiếng Anh
Đối với các bạn sinh viên có sẵn nền tảng tiếng Anh vững chắc & chứng chỉ IELTS band điểm cao sẽ có rất nhiều thuận lợi khi tham gia các chương trình học sử dụng tiếng Anh. Bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài giảng và hoàn thành môn học một cách xuất sắc. Từ đó, mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cũng như từng bước hoàn thiện bản thân mình một cách toàn diện.
Ưu điểm 3: Tăng cơ hội trúng tuyển
Chứng chỉ IELTS có khả năng chứng minh được năng lực sử dụng Anh ngữ thành thạo của thí sinh, giúp thí sinh tăng cơ hội được trúng tuyển vào các trường đại học danh tiếng. Thêm vào đó, IELTS cũng giúp thí sinh cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình, từ đó tăng cơ hội thành công trong các công việc yêu cầu có trình độ tiếng Anh sau này.
Đối với các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT với điều kiện nộp hồ sơ như sau: Bằng IELTS phải đạt 5.5 tối thiểu và còn hạn trong vòng 2 năm (hoặc chứng chỉ TOEIC đạt 785 điểm trở lên và TOEFL iBT đạt 46 điểm.
Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30 cụ thể như sau:
Trong phần này, IELTS CITY sẽ tổng hợp các ngành và chương trình tuyển sinh tại NEU trong năm 2024 để các bạn học sinh có thể tham khảo và lập kế hoạch ôn thi vào chuyên ngành đó một cách logic & hợp lý hơn.
(Theo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
Bài viết vừa rồi, IELTS CITY đã cập nhật một số thông tin mới nhất về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển thẳng IELTS 2024. Hy vọng các sĩ tử sẽ có được những thông tin hữu ích về những phương thức xét tuyển, tuyển thẳng IELTS trong năm 2024. Chúc các sĩ tử thi đạt kết quả thật cao nhé!
Nếu các bạn đang tìm kiếm khóa học luyện thi IELTS uy tín tại TPHCM, tham khảo ngay các Khóa học IELTS cam kết đầu ra tại IELTS CITY.
Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".
Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 ghi gõ: Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Đồng thời, Quyết định 1386 sẽ sửa đổi khoản 12 Điều 1 Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 10.4.2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT như sau: “12. Đại học Kinh tế Quốc dân.”
Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.
Trước đó, trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: "Chiến lược lớn nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân là mong muốn tạo ra một bước đột phá về chất lượng đào tạo. Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tạo ra bước đột phá đó.
Điều kiện thứ nhất là về đào tạo đội ngũ giảng viên. Trong những năm vừa qua, nhà trường đã đẩy mạnh công tác đào tạo giảng viên thông qua 3 hoạt động chính, gồm gửi giảng viên đi học ở nước ngoài; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam và đẩy mạnh việc giảng viên tham dự các khóa học online. Chúng tôi hỗ trợ giảng viên đi học, cấp kinh phí, ngoài kinh phí học còn có khoản khuyến khích để giảng viên hoàn thành khoá học.
Điều kiện thứ hai là tăng cường cơ sở vật chất. Theo kế hoạch, đến hết năm 2025, toàn bộ các phòng học của trường sẽ là phòng học thông minh theo đúng chuẩn mực tốt nhất hiện nay của các trường đại học trên thế giới.
Bên cạnh đó, chúng tôi triển khai phương thức đào tạo Lecture/Seminar. Mô hình Lecture/Seminar được hiểu là việc dạy và học 1 môn học/học phần kết hợp giữa các lớp Lecture và lớp Seminar trong một học kỳ. Lớp Lecture gồm một hoặc nhiều lớp học phần (sinh viên đăng ký học cùng một môn học/học phần) có quy mô không quá 300 sinh viên; lớp Seminar là lớp học phần có quy mô từ 20 đến 30 sinh viên.
Với mô hình này, sẽ có khoảng một nửa thời gian trong các môn học, sinh viên có quyền đến trường hoặc không đến trường nghe giảng. Toàn bộ bài giảng ở các phòng học thông minh sẽ được ghi lại. Sinh viên có thể tham gia trực tuyến hoặc có thể lưu lại các băng video về để học bất kể lúc nào. Trong lớp Seminar, sinh viên chủ yếu tương tác trực tiếp với nhau, tương tác với giảng viên và giải quyết các tình huống, bài tập thực tiễn cũng như các nhiệm vụ cụ thể.
Cách đào tạo như vậy sẽ đảm bảo cho sinh viên có cơ hội giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách tốt nhất và cũng là cơ hội tốt nhất giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng."
Đại học Kinh tế Quốc dân là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Quyết định trên, Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.
Quyết định số 1386/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024.
* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25/01/1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau, tới ngày 22/10/1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Mục tiêu của Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2030 đi tiên phong trong chuyển đổi số, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp đạt chuẩn kiểm định quốc tế.
Đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu của Việt Nam. Top 100 đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế.
Hiện Đại học Kinh tế Quốc dân có 3 trường trực thuộc gồm: Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh, Trường Công nghệ.
Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University, NEU) là một đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm các trường đại học, học viện trọng điểm của Việt Nam.
Tiền thân của Đại học Kinh tế Quốc dân là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2024, Chính phủ có quyết định chuyển trường thành đại học. Hiện đại học đang có ba trường trực thuộc.
Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng. Đồng thời, Đại học Kinh tế Quốc dân còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính[1]. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958: Nghị định số 252-TTg của Thủ tướng Chính phủ đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.[2] Tháng 1 năm 1965, trường đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.[2]
Ngày 22 tháng 10 năm 1985: Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.[3] Năm 1989: trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:
Trải qua những năm tháng xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:
Đầu năm 2024, Đại học Kinh tế Quốc dân thành lập 3 trường trực thuộc là Kinh tế và Quản lý công, Kinh doanh và Công nghệ.[4] Đến ngày 15 tháng 11 năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Theo Quyết định trên, Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.
Quyết định số 1386/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024..[5]
Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác đào tạo – nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước Nga, Trung Quốc, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thụy Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (Đức)...[6] để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.
Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế – xã hội Việt Nam.
Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy và phục vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn diện các hệ đào tạo. Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của Việt Nam. Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo, nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh, trong hệ thống giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở Việt Nam; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và không ngừng nâng cao hình ảnh uy tín của trường trong và ngoài nước. Phấn đấu trở thành trường đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn khu vực với hệ thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại cùng một hệ thống các dịch vụ cung cấp có chất lượng cao.
Đại học Kinh tế Quốc dân là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cấp cao nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng, những người đẹp đoạt các danh hiệu tại các cuộc thi sắc đẹp cũng là sinh viên và nghiên cứu sinh của trường.
Ngày 2/4/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam về việc ông Nguyễn Văn Nam đã ban hành một số văn bản quản lý nhà trường không đúng quy định của pháp luật:
Tổng hợp các hình thức kỉ luật, ông Nguyễn Văn Nam phải chịu hình thức kỉ luật nặng hơn mức cảnh cáo là Hạ bậc lương.[10]