Ông Trần Tuấn Anh - giám đốc điều hành Shopee tại Việt Nam - Ảnh: TƯỜNG VI
Ông Trần Tuấn Anh - giám đốc điều hành Shopee tại Việt Nam - Ảnh: TƯỜNG VI
* Những nỗ lực trên liệu có đủ để tin tưởng về sự đi lên của hàng Việt trong tương lai gần hay rộng hơn là giá trị Việt như cách nói của ông?
- Hoàn toàn có thể, vì Shopee không làm điều này một mình. Các sàn TMĐT khác trong nước và cộng đồng doanh nghiệp rộng lớn tại Việt Nam cũng đang nỗ lực để nâng cao vị thế của thương hiệu Việt.
Điều còn lại, tôi hy vọng Chính phủ và các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách TMĐT và kinh tế số sẽ hoàn thiện khung chính sách để tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả các bên tham gia TMĐT. Làm được điều này, tôi tin vị thế của chuỗi giá trị Việt sẽ ngày càng vững chắc và vươn xa.
Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool và Vinmec được vinh danh trong top 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024.
Danh sách do công ty định giá thương hiệu toàn cầu Brand Finance công bố. Trong đó, Vinhomes - đơn vị sở hữu 30 khu đô thị trên toàn quốc có giá trị cao nhất trong hệ sinh thái Vingroup, đạt mức 1,414 tỷ USD.
Vinpearl đứng thứ 36, được Brand Finance đánh giá mạnh nhất toàn bảng xếp hạng. Giá trị thương hiệu này tăng 34% lên 230 triệu USD, vượt qua nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với hơn 20 năm phát triển, hệ thống Vinpearl có 30 khách sạn và khu nghỉ dưỡng, trên 17 địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tổng công suất hơn 15.900 phòng khách sạn và phòng biệt thự.
Một khu nghỉ dưỡng của Vinpearl. Ảnh: Vingroup
Xét về mức tăng trưởng giá trị thương hiệu, VinFast (xếp 42) đạt mức cao nhất, tăng 142% lên 181 triệu USD. Theo nhà sản xuất ôtô, đây kết quả của chiến lược tiếp cận thị trường, cùng phương châm "xe tốt - giá tốt - chính sách hậu mãi tốt". Hiện VinFast vươn ra thị trường toàn cầu.
Vincom Retail, nhà phát triển bất động sản bán lẻ đang vận hành và quản lý 87 trung tâm thương mại trên toàn quốc cũng tăng thứ hạng, từ vị trí 42 (năm ngoái) lên 39 trong năm 2024.
VinFast là công ty có tốc độ gia tăng giá trị thương hiệu lớn nhất bảng xếp hạng. Ảnh: Vingroup
Hai thương hiệu trong mảng thiện nguyện xã hội gồm Vinschool (giáo dục), Vinmec (y tế) cũng ghi nhận bước tiến. Cụ thể, giá trị thương hiệu của Vinschool tăng 109% lên 45 triệu USD. Mức tăng tương đương 20 bậc, xếp thứ 75. Vinmec lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng, ở vị trí 97.
Xếp hạng định giá thương hiệu công bố bởi Brand Finance – hãng tư vấn định giá thương hiệu có trụ sở tại Anh. Để bình chọn top 100, họ sử dụng phương pháp thu thập kết quả đánh giá độc lập của các chuyên gia tài chính.
Hệ thống y tế Vinmec lần đầu tiên góp mặt trong bảng xếp hạng. Ảnh: Vingroup
Theo đại diện Vingroup, việc có 6 thương hiệu thuộc ba lĩnh vực gồm công nghệ - công nghiệp, thương mại – dịch vụ, thiện nguyện xã hội nằm trong top 100 khẳng định sức mạnh, chiến lược phát triển bền vững và vị thế trong các lĩnh vực đang hoạt động. Điều này góp phần tăng tính cạnh tranh của thương hiệu Việt trong khu vực và trên trường quốc tế.
* Shopee đang hợp tác với các doanh nghiệp và nhà sản xuất địa phương như thế nào để củng cố chuỗi cung ứng trong nước và quảng bá các sản phẩm Việt?
- Shopee đã làm việc với rất nhiều các nhà kinh doanh nhỏ lẻ và thấy rằng Việt Nam có thế mạnh rất lớn về sản xuất, ví dụ như ngành may mặc. Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa tiếp cận được nhiều người dùng trong nước do các đơn vị chuyên về xuất khẩu chưa thấu hiểu hết thị trường nội địa.
Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chuyển đổi số qua TMĐT” của Shopee đang giải quyết tốt câu chuyện này khi dự kiến kết nối được với hơn 1.000 hộ sản xuất trên khắp các tỉnh, thành. Người sản xuất cứ tập trung vào sản xuất, còn chúng tôi lo vấn đề vận hành cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường, và đã được những kết quả rất tốt.
Hằng tháng, mỗi doanh nghiệp có thể cung ứng đến 250.000 đơn vị sản phẩm cho chúng tôi, phản ánh tiềm lực sản xuất cũng như sức mua mạnh mẽ của người dùng TMĐT.
Đáng nói là từ chỗ phải ủng hộ, đến nay hàng Việt thuyết phục khách hàng bằng cách cải thiện chất lượng, mẫu mã. Các mặt hàng thiết yếu do doanh nghiệp Việt sản xuất đang đóng vai trò nòng cốt trong chuỗi cung ứng và có mặt rộng rãi trên Shopee.
Shopee mang đến đa dạng hình thức hỗ trợ sản phẩm và thương hiệu Việt - Ảnh: TƯỜNG VI
Trong năm 2024, chúng tôi cũng tạo ra một chuỗi các hoạt động tiếp sức cho nhà bán hàng địa phương như quảng bá đặc sản vùng miền, hỗ trợ đầu ra trái cây cho hàng trăm nhà vườn, hay gần nhất là dự án “Shopee hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam” với mục tiêu thu hút 100.000 doanh nghiệp SME chuyển đổi số doanh nghiệp và đời sống kinh tế thông qua đào tạo kỹ năng ứng dụng TMĐT.
Shopee cũng tiếp tục đẩy mạnh chương trình “Bán hàng toàn cầu” để giúp doanh nghiệp Việt mở rộng kênh bán ra thị trường khác, cụ thể ở Đông Nam Á, trong tương lai hy vọng tiếp cận thêm nhiều thị trường mới. Đến nay đã có hơn 350.000 nhà bán hàng trong nước thành công đưa 15 triệu sản phẩm ra thị trường ASEAN, trong đó có đến 1.000 thương hiệu Việt.
* Là doanh nghiệp FDI từ Singapore, Shopee được lợi ích gì khi tham gia nâng cao vị thế của thương hiệu Việt trên sàn TMĐT trong nhiều năm qua?
- Chúng tôi hoạt động tại Việt Nam, phục vụ người Việt Nam và sử dụng gần như 100% nhân lực là người Việt nên việc ủng hộ và tạo điều kiện phát triển cho các sản phẩm cùng thương hiệu nội địa trở thành lẽ tất yếu.
Xét trên khía cạnh kinh doanh, việc đồng hành cùng các thương hiệu Việt cũng hoàn toàn có lợi cho Shopee. Phần lớn người bán trên sàn là người bán trong nước, mà không có người bán thì không có Shopee. Chúng tôi hiểu rõ mình cần đối tác của mình để tồn tại.
KOL Hana Ban Mê livestream cùng thương hiệu Foodmap tại vườn bơ ở Đắk Lắk - Ảnh: TƯỜNG VI
Shopee chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2015. Trải qua gần 10 năm hoạt động, chúng tôi vẫn luôn ủng hộ và đồng hành các chương trình tạo ra động lực phát triển cho thị trường nội địa, nhất là khi chúng trùng khớp với các mục tiêu mà Shopee theo đuổi. Đó là tận dụng thế mạnh công nghệ để hỗ trợ người dùng, doanh nghiệp và cộng đồng tiêu dùng tiếp cận cũng như hưởng lợi từ TMĐT.
* Liệu có sự chênh lệch nào trong việc quảng bá các sản phẩm Việt Nam và nước ngoài trên nền tảng của Shopee?
- Hiện nay, nguồn hàng quốc tế trên Shopee đến từ đa dạng quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Philippines… với mẫu mã đa dạng và giá cả hấp dẫn. Nhưng hàng Việt không giậm chân tại chỗ, ngược lại ngày càng được nâng tầm về mẫu mã, chất lượng và có thể cạnh tranh sòng phẳng.
Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chuyển đổi số qua TMĐT” mà Shopee triển khai từ đầu năm nay cho chúng tôi thấy rõ điều này khi kết nối thành công hàng trăm nhà sản xuất địa phương, cung cấp cho người dùng chuỗi sản phẩm hoàn thiện với mức giá rất tốt.
Các chương trình sale số đôi hằng tháng cũng ghi nhận tỉ lệ tiêu thụ hàng nội địa gia tăng, do đó Shopee chủ động mang đến cho người dùng nhiều bộ sưu tập sản phẩm tinh hoa Việt với đa dạng ưu đãi vào dịp cuối năm nay, gần nhất là 12.12 Sale Sinh Nhật.
Đại diện thương hiệu Tufoco giới thiệu về sản phẩm và câu chuyện thương hiệu tại livestream “Tinh Hoa Việt Du Ký” ngày 15-6-2024 - Ảnh: TƯỜNG VI
Thống kê của Bộ Công Thương gần đây còn cho thấy hàng Việt Nam chiếm tỉ lệ hơn 90% trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp trong nước và từ 60 - 90% tại hệ thống phân phối của doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi trên kênh bán lẻ truyền thống, tỉ lệ hàng Việt Nam chiếm từ 60% trở lên. Rõ ràng, hàng Việt không hề lép vế.
Quan trọng, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện tối đa cho hàng nội địa bằng nhiều chính sách và đẩy mạnh tinh thần người Việt dùng hàng Việt trong toàn dân. Nhờ vậy mà trong thời gian qua, các nền TMĐT như Shopee trở thành nơi tiêu thụ hàng Việt hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương…
Ở vai trò kết nối nhà sản xuất, nhà bán hàng với người tiêu dùng, Shopee cũng đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy thế mạnh vốn có của sản phẩm nội, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu lợi ích của chuyển đổi số và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động địa phương. Chúng tôi xác định mình không chỉ là đối tác, mà là người đồng hành cùng các doanh nghiệp, rộng hơn là chuỗi giá trị Việt.
* Chuỗi giá trị Việt mà ông nhắc đến ở đây là gì?
- Việc hỗ trợ sản phẩm và nhà bán hàng Việt trên sàn chỉ là một phần của những gì mà Shopee hướng đến. Chúng tôi đặt mình trong bức tranh rộng hơn. Ở đó hệ sinh thái mua sắm, thanh toán, vận chuyển của Shopee có thể trở thành mắt xích kết nối các giá trị mang tính địa phương.
Nhà bán hàng địa phương tham gia buổi đào tạo thuộc khuôn khổ chương trình “Shopee Enables SMEs” - Ảnh: TƯỜNG VI
9 năm có mặt ở thị trường Việt Nam cũng là 9 năm Shopee làm việc trực tiếp với các đối tác thanh toán, vận chuyển uy tín trong nước như Vietnam Post, Viettel Post, Ahamove, TPBank, VPBank… để rút ngắn tối đa thời gian giao hàng và đa dạng hóa phương thức thanh toán, hoàn thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến liền mạch, thuận tiện cho người tiêu dùng.
Với quy mô hơn 70 triệu người dùng Internet của Việt Nam hiện nay, trong đó khoảng 75% là người mua hàng trực tuyến trải rộng khắp 63 tỉnh thành, chúng tôi tin việc khai thác lợi thế của đối tác trong nước giúp Shopee nắm bắt thị trường và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng nhanh hơn. Bởi người Việt Nam hiểu người Việt Nam.